Bị Kích Động (Be Triggered) Là Gì

0
126

Thuật ngữ “bị kích động” (be triggered) đề cập đến những trải nghiệm có phản ứng cảm xúc đối với một chủ đề đáng lo ngại (chẳng hạn như bạo lực hoặc đề cập đến tự tử). Việc bị kích động cũng rất khác so với cảm nhận không thoải mái. 

Cảm giác “bị kích động” không đơn thuần ám chỉ rằng một cái gì đó tiếp xúc với bạn sai cách. Đối với một người có tiền sử về sang chấn, việc ở gần bất cứ thứ gì gợi nhớ cho họ về trải nghiệm đau thương có thể khiến họ cảm thấy như thể họ đang trải qua chấn thương lần nữa. 

Tình Trạng Sức Khoẻ Tâm Thần Chịu Ảnh Hưởng Bởi Kích Động

Mặc dù thường được sử dụng để chỉ những trải nghiệm của những người bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), thuật ngữ “kích động” cũng có thể được sử dụng trong bối cảnh của các bệnh sức khỏe tâm thần khác bao gồm rối loạn sử dụng chất kích thích, rối loạn ăn uống và rối loạn lo âu.

Trong những trường hợp này, yếu tố kích động là bất cứ thứ gì thúc đẩy sự gia tăng hoặc sự trở lại của các triệu chứng. Ví dụ, một người đang dần hồi phục sau rối loạn sử dụng chất kích thích có thể bị kích động khi nhìn thấy một người nào đó cũng đang sử dụng loại thuốc mà họ từng. Trải nghiệm này có thể gây ra cảm giác “thèm” trở lại và khiến tái phát.

Các Loại Kích Động

Các yếu tố khởi phát rất khác nhau ở mỗi người và có thể là các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài. Sau đây là một vài ví dụ: 

Kích Động Bên Trong (Internal Trigger)

Kích động bên trong có thể là một ký ức, một cảm giác của cơ thể hoặc một cảm xúc.

Ví dụ, nếu bạn đang tập thể dục và tim bạn bắt đầu đập thình thịch, cảm giác đó có thể nhắc bạn nhớ về những lần bạn cố gắng trốn thoát khỏi kẻ bạo hành. Một số kích động bên trong phổ biến như: 

  • Sự tức giận
  • Sự lo ngại
  • Cảm thấy choáng ngợp, dễ bị tổn thương, bị bỏ rơi hoặc mất kiểm soát
  • Sự cô đơn
  • Căng cơ
  • Những kỷ niệm gắn liền với một sự kiện đau buồn
  • Đau đớn
  • Sự sầu não

Kích Động Bên Ngoài (External Trigger)

Là các tác nhân bên ngoài đến từ môi trường của người đó. Chúng có thể là một người, một địa điểm hoặc một tình huống cụ thể. Ví dụ, một người sống với chung với sang chấn có thể bị kích động bởi:

  • Một bộ phim, chương trình truyền hình hoặc tin tức nhắc về trải nghiệm tương tự
  • Một người khác cũng có những trải nghiệm tương tự
  • Tranh luận với bạn bè, vợ / chồng hoặc đối tác
  • Một thời gian cụ thể trong ngày
  • Một số âm thanh gợi nhớ về trải nghiệm
  • Thay đổi mối quan hệ hoặc kết thúc mối quan hệ
  • Những ngày quan trọng như ngày lễ hoặc ngày kỷ niệm
  • Đi đến một địa điểm cụ thể gợi cho họ về trải nghiệm
  • Các mùi liên quan đến trải nghiệm, chẳng hạn như khói

Kích Động Hình Thành Như Thế Nào?

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần vẫn chưa biết chính xác cách thức kích động hình thành. Một số nhà nghiên cứu tin rằng não bộ lưu trữ những ký ức về một sự kiện đau buồn khác với những ký ức về một sự kiện không sang chấn.

Khi bị kích động, não có thể dẫn nhập các sự kiện đau buồn trong quá khứ vào hiện tại. Điều này khiến cơ thể gặp phải các triệu chứng giống như khi phản ứng với chấn thương trong quá khứ. 

Kích động có thể gây ra các phản ứng cảm xúc trước khi chúng ta nhận ra lý do tại sao chúng ta cảm thấy khó chịu. Thông thường, các yếu tố khởi phát có mối liên hệ mạnh mẽ về giác quan (thị giác, âm thanh, vị giác hoặc khứu giác) hoặc có liên quan đến một thói quen đã ăn sâu theo một cách nào đó. Một số người gọi đây là “khớp nối sang chấn”, trong đó yếu tố kích động liên kết với trải nghiệm đau thương, khiến bạn hồi tưởng lại nó và tạo ra các triệu chứng liên quan.

Cảnh Báo Về Việc Bị Kích Động

Việc cảnh báo kích động là điều tốt hay xấu vẫn còn là một chủ đề tranh luận. Câu hỏi này là một câu hỏi đặc biệt thường có trong các chương trình bậc đại học. Một số sử dụng cảnh báo kích động để cung cấp cho học sinh thời gian chuẩn bị về thể chất hoặc tinh thần cho chủ đề có thể gây đau khổ, chẳng hạn như bạo lực thể chất hoặc tình dục. Cảnh báo kích động cũng được sử dụng trong nhiều bối cảnh khác, chẳng hạn như trên phương tiện truyền thông.

Ưu Điểm

Những người ủng hộ cảnh báo kích động nói rằng chúng cho một người cơ hội để chuẩn bị cho sự kích động trong tiềm thức hoặc thậm chí là để tránh nó. Do yếu tố kích động có xu hướng gây đau buồn hơn nếu nó xảy ra bất ngờ, một cảnh báo có thể giúp ai đó có PTSD hoặc tình trạng sức khỏe tâm thần khác cảm thấy an toàn.

Nhược Điểm

Những người khác nói rằng các cảnh báo kích động có thể củng cố các hành vi tránh né, điều này có thể chỉ làm trầm trọng thêm bệnh PTSD về lâu dài. Thay vào đó, họ lập luận rằng những cảm xúc nảy sinh từ các tác nhân gây ra nên được xử lý thích hợp trong liệu pháp, đặc biệt nếu cảm xúc và hành vi dẫn đến việc cản trở cuộc sống hàng ngày.

Những cảnh báo này cũng có thể gây ra sự nhầm lẫn về ý nghĩa thực sự của việc bị kích động, có khả năng góp phần vào nhận thức tiêu cực rằng những người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) hoặc các tình trạng khác quá nhạy cảm.

Ứng Phó 

Đôi khi, cố gắng tránh một tình huống kích động là hợp lý. Tuy nhiên, nếu việc né tránh cản trở sinh hoạt của bạn, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ. Kêu gọi sự hỗ trợ xã hội của bạn

Dưới đây là một số chiến lược giúp bạn ứng phó với việc “bị kích động:”

  • Thở sâu
  • Tập thể dục
  • Văn biểu cảm
  • Viết nhật ký
  • Thiền chánh niệm

Trao quyền cho bản thân bằng cách chuẩn bị ứng phó với những tác nhân gây ra. Học cách nhận biết các dấu hiệu thể chất phản ứng với tác nhân kích động, chẳng hạn như thay đổi trong nhịp thở, để bạn có thể áp dụng các chiến lược giúp bình tĩnh và thay đổi trạng thái cảm xúc của mình.

Mục tiêu cuối cùng của bạn phải là tách bản thân khỏi tác nhân gây kích động và tập trung vào chiến lược ứng phó của mình. 

Lời Kết

Bị kích động rất dễ gặp trong cuộc sống. Mặc dù không phải bất cứ trường hợp nào bị kích động cũng có ảnh hưởng tiêu cực. Điều quan trọng là bạn phải hiểu được vấn đề mình đang đối mặt và có các chiến lược hỗ trợ giải quyết.

Nguồn: Verywellmind – What Does It Mean to Be ‘Triggered’?

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here