Nền kinh tế đôi khi sẽ gặp phải một số biến động nhất định, dù vậy vẫn luôn có cách để bạn đầu tư sinh lời, tăng thu nhập. Bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về việc suy thoái kinh tế nên đầu tư gì?
1. Khủng hoảng kinh tế là gì?
Khái niệm
Khủng hoảng kinh tế là thời kỳ kinh tế suy thoái nghiêm trọng. Các hoạt động kinh tế thương mại bị đình trệ. GDP liên tục bị âm, giá trị hàng hoá giảm xuống nhanh chóng. Mặc dù khủng hoảng kinh tế chỉ diễn ra trong một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Tuy nhiên, tác động của nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn cầu.
Dấu hiệu nhận biết
Thông thường, thì dấu hiệu cơ bản nhận diện một đợt suy thoái sẽ bao gồm:
- Giảm phát hoặc lạm phát tăng nhanh.
- Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
- GDP giảm .
- Nợ xấu nền kinh tế tăng khi ROOM tín dụng cạn kiệt, lợi nhuận doanh nghiệp giảm sút mạnh.
2.Tác động của suy thoái kinh tế
Mặc dù kinh tế suy thoái gây ra nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế. Nhưng chúng cũng có tác động tích cực đến thị trường.
Tích cực
Làm giàu từ khủng hoảng kinh tế chính là cụm từ được các NĐT (nhà đầu tư) tâm đắc nhất. Nếu bạn đã từng xem phim “The Big Short” thì sẽ không lạ gì khi có rất nhiều người giàu lên nhờ việc mua bán cổ phiếu trong thời kỳ suy thoái.
Suy thoái kinh tế chính là hệ quả tất yếu của một chu kỳ kinh tế. Chính vì thế, chúng cũng sẽ giúp nền kinh tế phục hồi và sản sinh ra một thị trường kinh tế mới. Năm 2008 – 2013 là thời kỳ khủng hoảng kinh tế do thị trường tín dụng cạn kiệt.
Bong bóng bất động sản và tín dụng bùng nổ. Khiến hàng triệu người mất việc, hàng trăm triệu người rơi vào cảnh nghèo. Tuy nhiên, sau đó lại sản sinh ra nền kinh tế công nghệ, giúp cho thị trường kinh tế phát triển vượt bậc.
Tiêu cực
Không thể phủ nhận rằng, sự suy thoái kinh tế kéo dài sẽ hình thành khủng hoảng. Khiến cho nền kinh tế lâm vào khó khăn và “hoang tàn”, gây ra một số tác động xấu như:
- Cổ phiếu giảm mạnh: Do các hoạt động thương mại, kinh doanh của doanh nghiệp suy giảm.
- Thất nghiệp tăng cao: Tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp, làn sóng sa thải nhân viên. Năm 2022 và đầu 2023, các công ty lớn trên thế giới bắt đầu cắt giảm nhân sự. Google sa thải 6% lực lượng nhân viên, hơn 11.000 người mất việc. Meta Facebook cắt giảm 13% lực lượng lao động tại công ty mẹ. Các hãng công nghệ lớn đưa ra con số trung bình 5% lượng nhân viên sẽ bị sa thải. Trong vòng 1 tháng, hơn 100.000 nhân viên bị mất việc tại Mỹ. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất đã đóng của nhà máy dẫn đến hàng triệu công nhân không có việc làm.
3. Nên làm gì khi suy thoái toàn cầu xảy ra?
Về phía Chính phủ:
Quan trọng nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Cần có những chính sách minh bạch để các doanh nghiệp làm ăn chân chính củng cố được công việc sản xuất kinh doanh, đủ mạnh để cạnh tranh, đẩy lùi các doanh nghiệp không chân chính.
Nên tận dụng các lợi thế của thị trường nội địa, đẩy nhanh thực hiện các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, xã hội. Cùng với đó cần phát triển cơ chế thị trường du lịch, các chính sách cho người lao động để có thể kích thích tất cả các mặt của thị trường.
Chính phủ sẽ có những biện pháp giúp hạn chế những ảnh hưởng do suy thoái toàn cầu gây ra
Chấp nhận các biện pháp thắt lưng buộc bụng để tránh sụp đổ tài chính. Bên cạnh đó, các chính sách tài khóa, tiền tệ cần hướng tới mục tiêu hạn chế ảnh hưởng của nợ xấu và vượt mức cho phép, không thể trả được nợ. Nới lỏng tín dụng lúc này sẽ có hiệu quả hơn nới lỏng định lượng.
Vấn đề về nợ không thể giải quyết được bằng tăng trưởng, tiết kiệm hay lạm phát, muốn bền vững thì chỉ có thể tái cơ cấu nợ, giảm nợ hoặc chuyển thành dạng vốn góp.
Chính phủ cần có những kế hoạch trong trung và dài hạn để khôi phục sự cạnh tranh cũng như tăng việc làm cho người lao động.
Về phía nhà đầu tư:
Theo lời khuyên của một số nhà đầu tư nổi tiếng trên thế giới thì chiến lược áp dụng vào lúc này đó là, thứ nhất, nên tích lũy tài sản theo từng phần, thứ hai, nên mua một loại tài sản nào đó có đủ biên an toàn. Biên an toàn ở đây có nghĩa là giá mua thấp hơn so với giá trị nội tại của tài sản.
Nhà đầu tư cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu
Nhà đầu tư cần đa dạng thêm nguồn thu nhập của mình bằng cách tăng công việc làm thêm, hoặc đầu tư vào nhiều lĩnh vực:
Các ngành/lĩnh vực có biến động tích cực hơn so với diễn biến chung của thị trường đó là những ngành tiêu dùng thiết yếu, năng lượng như điện, nước, xăng dầu, chứng khoán, các quỹ đầu tư quản lý quỹ hoặc bất động sản, hoặc các công ty/doanh nghiệp chi trả cổ tức cao.
Trong suy thoái, vàng được xem là một loại tài sản mang giá trị cao, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tích trữ vàng để xây dựng hàng rào chống phá giá, bảo hiểm rủi ro cho các danh mục đầu tư của mình.
Tình hình thất nghiệp, lạm phát tăng cao, giá trị của đồng tiền bị giảm. Chính vì thế việc đầu tư vào những thứ cố định được cho là an toàn hơn. Thị trường vàng và bất động sản chính là 2 nguồn tài nguyên được các NĐT dự trữ nhiều nhất. Không chỉ an toàn, khi thị trường phục hồi và có dấu hiệu tăng trưởng, chúng sẽ mang đến lợi nhuận nhiều nhất.
Dự trữ tiền mặt không nên nằm trong danh mục đầu tư. Suy cho cùng việc đầu tư và chi tiêu nên nằm trong 2 khoản khác nhau. Bạn nên có một khoản tiền nhất định để chi tiêu và phòng rủi ro trong thời gian kinh tế suy thoái.
Tiền được dự trữ dưới 7 loại hình khác nhau là: Tiền mặt, tiết kiệm, vàng, tiền ảo, cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản. Dựa vào đó mà có sự phân chia linh hoạt, phân bố tài sản theo bối cảnh thị trường.
Cần biết điểm dừng trong mua sắm: Ngay cả Chính phủ cũng thắt lưng buộc bụng thì bắt buộc cá nhân nào cũng phải kiểm soát việc mua sắm của bản thân. Mua sắm có thể giải tỏa được cảm xúc nhưng nếu quá thừa thãi thì sẽ chuyển thành nợ xấu.
Mỗi cá nhân cần lập kế hoạch tài chính cho riêng mình và thực hiện một cách nghiêm túc. Bạn cần biết trong túi bạn có bao nhiêu tiền và bạn phân bổ tài chính ra sao để có thể cứu sống mình trong những lúc nguy cấp, nhất là khi suy thoái kinh tế xảy ra, đồng tiền mất giá, hàng hóa khan hiếm.
Cuối cùng, phải luôn “thủ” sẵn các khoản dự phòng: Đầu tư đương nhiên là tốt nhưng bạn vẫn phải có một khoản tiết kiệm luôn luôn sẵn sàng cho mọi tình huống xấu xảy đến, nhất là việc thua lỗ trong đầu tư.
Dù trong bất cứ tình huống nào, nhà đầu tư cần giữ vững nguyên tắc đầu tư của mình, hãy tự hỏi bản thân mình đầu tư vì lý do gì, nếu như lý do đó không còn thì nên bỏ luôn. Tiếp theo, liên quan đến việc quản trị rủi ro các danh mục đầu tư, tức là sử dụng đòn bẩy tài chính như thế nào cho cân bằng và hợp lý theo diễn biến thị trường.
Suy thoái kinh tế toàn cầu cực kỳ đáng sợ nhưng không đáng sợ bằng việc chúng ta không cố gắng cùng nhau vực dậy và phục hồi nền kinh tế. Để làm được điều ấy, không chỉ một cá nhân, tổ chức mà cả Chính phủ, các quốc gia cùng chung tay mới được. Các biện pháp, chính sách nhằm giảm thiểu tác động của suy thoái kinh tế cần phải thực hiện càng sớm càng tốt.
Mong rằng những thông tin mà Honglinhtech mang đến sẽ hữu ích với bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn tự tin cũng như có những quyết định thành công với “giỏ” hàng đầu tư của mình!